Trong dòng chảy lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, tướng thuật là một loài hoa lạ trong vườn hoa văn hóa truyền thống. Nó lấy Kinh dịch làm cơ sở lý luận, kết hợp hài hòa thuyết Âm dương Ngũ hành, Thiên can Địa chi, lý luận y học với tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc rộng lớn và sâu sắc.
Mấy nghìn năm nay, lý luận tướng thuật trong quá trình truyền thừa và phát triển đã không ngừng hội tụ tài năng của các nhà tướng thuật, dần dần đã được hoàn thiện thành một hệ thống lý luận độc đáo, đồng thời cũng đã hình thành các trường phái khác nhau, nhưng về đại thể mà nói thì phái Giang hồ và phái Học thuật vẫn giữ vai trò quan trọng nhất.
Trong đó, nhân vật tiêu biểu của phải Giang hồ bao gồm Ma Y, Trần Đoàn, Viên Liễu Trang..."Liễu Trang Thần Tướng" là một trước tác về tướng thuật được ghi chép trong "Tứ Khố Toàn Thư". Tướng pháp của "Liễu Trang Thần Tướng" do Viên Củng đời Minh (hiệu là Liễu Trang cư sĩ) viết trên cơ sở chọn lựa tinh hoa tướng thuật của những người đi trước và thêm vào đó nhiều kiến giải có tính mới lạ, độc đáo của bản thân.
Trước tác phẩm liên quan đến tướng pháp của Liễu Trang bao gồm "Liễu Trang mật truyền tướng pháp", "Liễu Trang tập", "Trung nghĩa lục", "Nhân tượng phú"... Sau này được con của Liễu Trang là Viên Trung Triệt tiến hành hoàn thiện và biên tập thành quyển "Liễu Trang tướng pháp".
Quyển sách này đã giới thiệu khái quát nguồn gốc lịch sử, cơ sở lý luận, phương pháp cơ bản của tướng thuật cổ đại Trung Quốc ảnh hưởng của tướng thuật cổ đại đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc và nhận thức lý tính đối với tướng thuật.
Trong dòng chảy lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, tướng thuật là một loài hoa lạ trong vườn hoa văn hóa truyền thống. Nó lấy Kinh dịch làm cơ sở lý luận, kết hợp hài hòa thuyết Âm dương Ngũ hành, Thiên can Địa chi, lý luận y học với tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc rộng lớn và sâu sắc.
Mấy nghìn năm nay, lý luận tướng thuật trong quá trình truyền thừa và phát triển đã không ngừng hội tụ tài năng của các nhà tướng thuật, dần ...